Trang Nhà      Hương Trầm Tưởng Nhớ    Diễn Đàn      Đọc Kinh      Gia Đình HATC

Giờ Chia Sẻ Lời Chúa của Phòng Hồng Ân Thiên Chúa

 

Các anh chị em thân mến

Xác tín rằng lời Chúa tác động mỗi người một cách khác biệt và không có một cuộc hành trình nội tâm nào giống nhau hòan tòan. Vì chính cuộc sống của mỗi người chúng ta đều khác nhau ngay từ đầu, với những kinh nghiệm khác nhau và hòan cảnh sống khác nhau. Vì thế lời Chúa tác động mỗi người một cách khác nhau.

Xác tín rẳng, Thiên Chúa nói với mỗi người chúng ta qua những biến cố hằng ngày và từ những kinh nghiệm sống của chúng ta. Qua đó, Thiên Chúa đã bước vào cuộc sống của chúng ta và “dựng xây căn nhà của Ngài” trong lòng của mỗi người chúng ta. Để hướng dẫn chúng ta thăng tiến trên cuộc hành trình thiêng liêng của chúng ta.

Xác tín rằng khi chúng ta chia sẻ những kinh nghiện sống lời Chúa là chúng ta cùng trao cho những món quà trong tình thương, mà chính Thiên Chúa mời gọi mỗi người chúng ta trao hiến, bằng những kinh nghiệm từ cuộc sống.

Xác tín rằng thật đẹp và nhiều ý nghĩa khi những cuộc hành trình thiêng liêng của các anh chị là một món quà mà các anh chị mong muốn trao cho nhau và mong muốn được cảm thông

Các anh chị thân mến

Chúng tôi chân thành cảm ơn những tâm tình mà các anh chị đã trao đi và trân trọng nó như những món quà được đón nhận trong tinh thần hiệp nhất. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý các anh chi về một vài thái độ và cách thức khi lên chia sẻ lời Chúa. Ngỏ hầu mọi sự được tốt đẹp hơn và chúng ta cung nhau thăng tiến trong tình thương và sự hiệp nhất.

  • Phần chia sẻ Lời Chúa không phài là một giờ thảo luận, bàn thảo hay tim hiểu về đọan kinh thánh. Phần chia sẻ lời Chúa cũng không phải là một bài thuyết giảng về cách sống đạo, hay những giáo huấn của Giáo Hội… Khi mang những ý tưởng trên, vô hình chung chúng ta đã dùng lý trí, sự hiểu biết, sư khôn ngoan và những tư tưởng mới lạ... Như vậy, thay vì chúng ta chia sẻ lời Chúa trong kinh nghiệm sống của chúng ta, chúng ta đang biến giờ chia sẻ Lời Chúa thành một buổi thảo luận, phân tích kinh thánh.v.v… Phần chia sẻ lời Chúa là những cảm nhận từ con tim về Lời Chúa trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Kinh nghiện đó giúp chúng ta hiểu và khám phá được Lới của Chúa mời gọi tôi sống như thế nào, và giúp tôi thăng tiến trong mối quan hệ cùng Chúa và cùng tha nhân làm sao. Trọng tâm của giờ chia sẻ lời Chúa là giúp chúng ta nhìn lại chíng con người của chúng ta trong áng sáng lời Chúa.

  • Khi các anh chị chia sẻ, xin giới hạn tối đa từ ngữ : “chúng ta” trong cách chia sẻ của các anh chị. Vì càm nhận thiêng liêng là một cuộc hành trình cá nhân, không mang tính cách đại đồng, nhưng được mời gọi chia sẻ, để được cảm thông.

  • Khi chia sẻ lời Chúa với phương hướng chia sẻ tâm tình thiêng liêng, những câu hỏi sau có thể giúp tôi thực tế hơn trong lời chia sẻ : Lời Chúa muốn nói với tôi điều gì qua kinh nghiem sống của tôi? Lời Chúa tác động tôi và tôi cảm nhận như thế nào? Tôi đã gặp những trăn trở hay trở ngại làm sao khi sống lời Chúa hôm nay? Những gì đã giúp tôi vượt qua những khó khăn đó? Và giúp tôi kết hiệp với Chúa ra sao?... Giống như thể, khi tôi lắng nghe Lời Chúa, tôi tự phản ảnh (reflection) với cuộc sống của cá nhân tôi.

 

Rất chân thành cảm ơn các anh chị, nguyện xin lời Chúa luôn là ánh sáng dõi đường cho chúng ta đi trong cuộc sống ngày hôm nay.

 

Ban Thiện Chí G/Đ Hồng Ân Thiên Chúa

 

 

Lectio Divina
Là một phương pháp cầu nguyện rất lâu đời trong nhịp sống của Giáo Hội. Phương pháp này được bắt nguồn từ các đan viện xưa, hiện tại Lectio Divina được phổ biến trong các cộng đoàn tín hữu. Trên nguyên tắc, thì trong phương pháp cầu nguyện này chúng ta diễn tiến theo ba bước, phân chia như thế giúp ích hơn cho người muốn làm quen với phương pháp đọc Kinh Thánh này:

1.- Ðọc bản văn (Lectio). Trước tiên hỏi: Bản văn này nói gì? Chú ý đọc từng chủ từ và động từ để tìm hiểu những lời được viết dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy đôi khi đoạn Kinh Thánh quá quen thuộc, đọc đi đọc lại để đi sâu vào ý nghĩa thật của nó. Bước đầu 'đọc' (lectio) khai mở đường cho bước sắp tới 'suy niệm' (meditatio), chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng. Bước đầu tiên này được kéo dài nhiều hay ít tuỳ nhu cầu: ngắn quá thì suy niệm sẽ chẳng có kết quả, lâu quá thì không còn thì giờ suy và chiêm niệm.

2.- Suy niệm (Meditatio) về những giá trị được bản văn nêu lên. Nghiền ngẫm bản văn để tìm ý nghĩa của nó cho cuộc sống cá nhân. Bản văn mang đến những giá trị nào về cách suy nghĩ và hành động của tôi? Bản văn này nói với tôi điều gì? Suy niệm không chỉ với đầu óc mà còn bằng trái tim, bởi vì những giá trị đó có thể đánh động lòng mình. Ý nghĩa sâu xa của những lời này là gì? Qua bản văn này, Ðức Giê-su mời tôi sống như thế nào? Lời Chúa có thể biến đổi cuộc sống.
Thấu hiểu chưa chắc là áp dụng cho cuộc sống. Vì thế, khi suy niệm, tôi mang long ao ước xin Chúa mở mắt và soi sáng, để tôi có thể tiến xa hơn trong cuộc sống kết hiệp với Ngài và để Ngài hướng dẫn tôi xa hơn, là 'thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa'

3.- Chiêm niệm (Contemplatio). Mục đích là nhập vào cảnh, nghĩa là làm sao để thấy mình trong cảnh để nhìn, nghe, cảm và phản ứng. Một khi đã nhập vào khung cảnh cua đọan Kinh Thánh. Tôi chú ý và cảm nhận hình ảnh va phản ứng của Chúa Kitô trong đọan Kinh Thánh, nghĩa là làm sao để thấy mình hiểu được tâm tình của Chúa và cố gắng sống với tâm tình của Ngài.


Lối cầu nguyện này dẫn đến thờ phượng Chúa trong 'thần khí và sự thật. Ðối tượng của chiêm niệm luôn luôn là Ðức Giê-su, là Ngôi Lời Chúa Cha. Ðây là cuộc gặp gỡ giữa Ðấng Tạo Hoá và thụ tạo, giữa hai Cha con, giữa lòng tự do của Chúa và lòng tự do của chúng ta. Ðây là lúc 'thụ động' nhận lãnh, để nhờ Thần Khí thờ phượng, ngợi khen và làm vinh hiển Chúa Cha. Ðây là lúc nhường trái tim cho Thần Khí. Ðây là một cuộc 'ăn năn trở về' tận gốc, bởi vì chính Thần Khí soi sáng, tác động và yêu mến Cha trong chúng ta.